Cho đến hiện nay thì Mỹ có đến hơn 38 triệu người nhập cư, chiếm hơn 1/7 dân số của quốc gia này. Trong đó, người Việt tại Mỹ hơn 2,2 triệu người. Theo kết quả điều tra dân số của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, tiểu bang đông dân gốc Việt nhất là California, tiểu bang có ít dân gốc Việt nhất là Wyoming. Trong đó, rất nhiều người gốc Việt đảm nhận các vai trò quan trọng trong các tổ chức kinh tế, chính trị ,quân sự của Mỹ.
Vậy trong mắt kiều bào, cuộc sống ở Mỹ như thế nào? có đủ “hào nhoáng” như nhiều người mong muốn. Dưới đây cái nhìn sơ khởi về cuộc sống người Việt ở xứ sở cờ hoa luôn là mối quan tâm của những người đang có nhu cầu sang Mỹ định cư, du học hay đơn giản là chuẩn bị cho một chuyến du lịch đến đây.
Cộng đồng người Việt ở California
Tiểu bang California có vị trí nằm ven biển phía Tây của Mỹ, khí hậu có nhiều nét tương đồng một số mùa ở Việt Nam. Bang California có diện tích lớn thứ 3 tại Mỹ, sở hữu hơn 400 thành phố. Nói về cuộc sống ở Mỹ như thế nào thì phải nói về cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở California, họ chiếm 39% trên tổng số người Việt định cư Mỹ.
Riêng số lượng người Việt sống ở quận Cam, Los Angeles và Santa Clara của bang California đã chiếm 25% tổng số dân Việt ở Mỹ. Chợ Việt Little Saigon ở Quận Cam được coi là trung tâm văn hóa của người Việt ở Mỹ, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và tổ chức cộng đồng người Việt.
Vì vậy, California được đánh giá là nơi “dễ sống” dành cho người Việt ở Mỹ vì có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhiều cơ hội việc làm, dễ kiếm tiền, hệ thống giáo dục chất lượng cao, thu hút nhiều sinh viên Việt Nam, khí hậu ôn hòa, dễ thích nghi, cộng đồng người Việt lớn và năng động, với nhiều hoạt động văn hóa và kinh doanh.
Khung cảnh tuyệt đẹp tại Washington DC, Hoa Kì. Nguồn: Yeon Choi
Tiểu bang Washington Dc là thủ đô, có vị trí nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ. Với diện tích gần 200.000 km2, Washington Dc là nơi có người Việt sinh sống nhiều thứ 3 tại Mỹ. Seattle là nơi có một cộng đồng người Việt đông đảo với nhiều tổ chức và doanh nghiệp người Việt hoạt động sôi nổi.
Washington Dc thu hút người Việt vì nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tập trung nhiều công ty công nghệ cao, có thể thuận lợi kiếm tiền, khí hậu ôn hòa, thiên nhiên tươi đẹp, cộng đồng người Việt năng động, nhiều hoạt động văn hóa, khu chợ của người Việt và giáo dục phát triển.
Hoàng hôn tại thị trấn Denton, Texas. Nguồn: Monica Bourgeau
Tiểu bang Texas có diện tích đứng thứ 2 của nước Mỹ và vị trí nằm ở phía Nam của nước này. Người Việt ở Texas cũng chiếm hơn 13% tổng dân số của người Việt ở Mỹ, chỉ đứng sau California, tập trung nhiều nhất ở thành phố Houston.
Houston có một khu vực được mệnh danh là chợ Việt “Little Saigon” thứ hai của Mỹ, nơi có trung tâm thương mại Hong Kong City Mall lớn, tập trung nhiều cửa hàng và nhà hàng của người Việt.
Không phải ngẫu nhiên mà người Việt tập trung nhiều ở đây, bởi khí hậu Texas có nhiều tương đồng với khí hậu Việt Nam nhất khi nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng 26 độ C, nhiệt độ mùa đông tương đối mát mẻ, gần giống khí hậu ở Việt Nam.
Chi phí sinh hoạt thấp, khí hậu phù hợp, có nhiều cách kiếm tiền, cộng đồng gắn kết là những nhân tố giúp nhiều người Việt có quyết định chọn Texas làm nơi sinh sống và học tập.
Cùng với vị thế luôn trong Top những nước phát triển hàng đầu trên thế giới, với môi trường làm việc vô cùng năng động và nhiều cạnh tranh, Mỹ là thiên đường cơ hội cho những ai có năng lực và mong muốn thể hiện năng lực trong cuộc sống.
Kèm với đó cũng là rào cản, khó khăn về mặt thích nghi với sự thay đổi môi trường và phong cách sống. Thực tế người Việt ở Mỹ có thể gặp một số khó khăn nhất định, nhưng với nỗ lực họ có thể vượt qua, đồng thời có rất nhiều đóng góp cho đất nước này, cũng như đảm nhận nhiều vị trí quan trong trong bộ máy nhà nước, niền kinh tế, chính trị, quốc phòng.
Các công việc phổ biến của người Việt tại Mỹ mà bạn có thể tham khảo là:
Thu nhập trung bình của phần lớn người Việt sống tại Mỹ khoảng từ 2500 – 4000 USD/tháng, một mức lương mà nhiều người Việt đang mơ ước. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung ở Mỹ, con số này không được coi là cao. Tất nhiên, ở các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn thì con số này sẽ cao hơn nhiều hoặc một người có thể sẽ cố gắng đảm nhận nhiều hơn 1 công việc, hoặc bạn phải làm việc nhiều hơn 8 tiếng trong một ngày.
Du học sinh Việt Nam tại Mỹ. Nguồn: vneconomy
Từ dữ liệu của Cục Thống kê dân số, Cục Thống kê lao động Mỹ, các nhóm người nhập cư có trình độ học vấn khá cao, đứng đầu là gốc Á. Riêng trong cộng đồng gốc Á, thế hệ Việt kiều sinh ra tại Mỹ đứng hàng thứ 4 về trình độ (sở hữu ít nhất một bằng đại học trở lên). Môi trường học tập hướng đến sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, thông qua tư duy phản biện, đóng góp ý kiến, xây dựng và tạo điều kiện cho học sinh phát triển theo năng khiếu của mình.
Thanh thiếu niên dưới 18 tuổi sẽ nhập học vào các trường tiểu học, trung học gần nhà và được tạo điều kiện với các lớp học đặc biệt để củng cố tiếng Anh. Từ 18 tuổi, thanh niên có thể ghi vào học tại các trường cao đẳng địa phương (Community College). Sau đó tiếp tục học tiếp lên Đại học tùy theo khả năng.
Chế độ an sinh xã hội tại đất nước này giúp cuộc sống người Việt ở Mỹ không còn quá khó khăn. Chính phủ Hoa Kỳ có nhiều chính sách trợ cấp, hỗ trợ để người Việt có thể dần thích nghi tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là du học sinh hay đến Mỹ không thuộc diện hưởng trợ cấp thì chi phí an sinh xã hội, bảo hiểm y tế (chi phí y tế, chi phí tòa án, …) sẽ là một vấn đề rất lớn cần xem xét.
Bạn sẽ có thể tự phát triển bản thân hoặc như nhiều người Việt sống ở Mỹ khác, bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn cần vượt qua trong cuộc sống ở Mỹ như:
Tiếng Anh có là chìa khóa để cuộc sống người Việt ở Mỹ bắt đầu một cách thuận lợi. Do vậy, nếu các bạn chưa sử dụng được tiếng Anh thì cần phải rèn luyện thật nhiều để có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống như một công dân ở Mỹ đích thực.
Nhiều người còn không có cả năng lực tiếng Anh, thực tế có khoảng 68% người di cư gốc Việt bị hạn chế về độ thành thạo tiếng Anh theo báo cáo Limited English Proficiency, điều này không chỉ gây hạn chế về mặt giao tiếp mà còn gây khó khăn cho sự phát triển sự nghiệp của cá nhân chúng ta trong cộng đồng cuộc sống ở Mỹ.
Theo trao đổi của anh Alex Nguyen (Du học sinh ngành Luật tại Mỹ, Content creator), khi qua Mỹ, đồng nghĩa với việc phải sinh hoạt trong môi trường sử dụng tiếng anh 24/7, và một trong những cách để vượt qua rào cản ngôn ngữ là học thông qua phim ảnh và các chương trình truyền hình. Như bản thân anh Alex, trong 1 tháng đầu anh hoàn toàn không hiểu được những gì các bạn cùng lớp trao đổi, bằng việc chăm xem show “How I met your mother”, anh xem từ lúc ở Việt Nam, đến lúc qua Mỹ vẫn xem lại, đã giúp anh cải thiện khả năng tiếng Anh cực kỳ nhanh chóng.
Có thể nói văn hóa Việt và văn hóa Mỹ có phần ngược hướng nhau, ngay cả trong giao tiếp, tổ chức, sinh hoạt và công việc. Tuy vậy, sự ra đời và phát triển lớn mạnh của các cộng đồng người Việt tại đây đã góp phần giúp giải quyết phần lớn các vấn đề về thích nghi cuộc sống ở Mỹ mà vẫn đảm bảo duy trì văn hóa tổ tiên, văn hóa gia đình.
Như việc kiều bào ở Mỹ vẫn tổ chức ăn mừng trong những dịp lễ hội lớn của Mỹ, và cả trong những dịch lễ đặc biệt của người Việt như Tết Nguyên đán, Tết trung thu,… hat những khu chợ người Việt sầm uất với gần như đầu đủ các mặt hàng hóa, nguyên liệu, ẩm thực mang đậm bản sắc văn hóa quê hương.
Chính sự khác biệt về văn hóa, giao tiếp và đặc biệt là ngôn ngữ là nguyên nhân chính tạo nên hội chứng homesick (nỗi nhớ nhà) hay không kết nối được với cộng đồng bản địa sau một thời gian đến sống ở Mỹ. Bản thân người Việt trong cộng đồng của người Việt sống lâu năm ở Mỹ cũng phần nào theo văn hóa địa phương (ít quan tâm đến hàng xóm).
Thường người gốc Việt sẽ tìm cách tham gia nhiều hoạt động cộng đồng và gia đình hơn, ngoài ra sự bận rộn với công việc để có thu nhập, cùng với thời gian lâu dài cũng là một phương pháp thụ động giải quyết vấn đề này.
Cộng đồng Zinail cũng ra đời dựa trên những định hướng kết nối cộng đồng kiều bào ở Mỹ nói riêng, và ở khắp nơi trên thế giới nói chung.